QUY TRÌNH CHỐNG THẤM

CHỐNG THẤM HIỆU QUẢ VỚI ROCKMAX:

Trong 1 ngôi nhà hầu như chỗ nào cũng có thể bị thấm vì môi trường ngoại cảnh. Một chút nước đọng trên mái, mối nối của đinh vít lợp mái tôn, khe nút giữa khuôn cửa và tường... Khi đã có một lỗ nhỏ rò rỉ, thì chống thấm bắt đầu là một "hành trình gian nan".
Đa số vật liệu xây dựng và hoàn thiện (bê tông, gạch ốp lát, ngói...) đều có những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt và những khe nứt do chịu tác động của môi trường và quá trình thi công, sử dụng. Từ những "lỗ kim" ấy, dưới sự thay đổi của thời tiết sẽ có thể là thấm dột nhiều dẫn đến nguy cơ trầm trọng.
Hiện tượng:
Trên trần nhà thấy có nhiều vết rạn chân chim, trần ngả màu, ố vàng, vài chỗ bị đọng nước nhỏ giọt xuống dưới.
Nguyên nhân:
Thấm dột mái và sàn nhà chủ yếu là do mái và sàn đã cũ, bị nứt, hở hoặc bị đọng nước lâu ngày. Ở những nhà chung cư, nếu bị thấm dột từ trên trần hoặc từ nhà vệ sinh của tầng trên thì việc chống thấm khá khó khăn và chỉ có thể khắc phục tạm thời.
Khắc phục:
Việc thấm dột từ trần nhà chung cư chủ yếu từ khu vực nhà vệ sinh hay bể nước của các nhà ở tầng trên. Nếu trần chỉ mới bị ố vàng có thể dùng các loại sơn chống thấm có đặc tính khô nhanh trong một hoặc hai giờ.
Trong trường hợp trần bị thấm nước nhiều gây dột thì phải khắc phục bằng cách đập bỏ lớp gạch của sàn nhà khu vực bị thấm. Sau đó phủ bề mặt bằng một lớp sợi thủy tinh và keo chống thấm. Cuối cùng trét một lớp xi măng và lát gạch lại như cũ.
Trên những mái nhà bị thấm dột, có thể áp dụng một số biện pháp như trám bít các vết nứt trên máng xối, ô văng, sân thượng bằng hỗn hợp vữa gồm xi măng, cát và chất chống thấm với độ dày ít nhất 1cm; kiểm tra các ống thoát nước không cho nước thoát thẳng vào đỉnh, mặt tường hoặc các chỗ nối giữa mái, tường và cửa sổ.
Tại điểm nứt giữa đỉnh tường và mái, khi không trám bít hiệu quả thì dùng những tấm nhôm mỏng để che nước cho vết nứt. Việc thấm dột mái còn do các máng xối có lòng cạn, khi mưa lớn nước không thoát kịp và bị tràn lên mái. Trong trường hợp này phải thay mới máng xối có lòng sâu hoặc đục thêm lỗ thoát nước dưới vị trí bị tràn.
Cũng có thể be mặt mái bằng cốp pha kín, sau đó đổ vữa xi măng vào, vữa xi măng sẽ ngấm vào bề mặt bê tông qua các khe rỗng, khi ngưng kết sẽ trám hết các khe rỗng này làm bê tông liền lại. Sau đó nên xử lý lại bề mặt bằng vữa xi măng tinh trộn phụ gia chống thấm.
Ở nước ta những năm gần đây xuất hiện nhiều loại vật liệu chống thấm sản xuất từ trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài. Việc sử dụng vật liệu chống thấm nào cho phù hợp với loại công trình, với giải pháp công nghệ chống thấm nào để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất và đảm bảo tính bền vững lâu dài cho công trình là điều cần quan tâm của các nhà kiến trúc, thiết kế, tư vấn, xây dựng. Tùy theo yêu cầu về chống thấm cũng như dạng chống thấm cùng cấp độ thấm mà lựa chọn các giải pháp công nghệ và vật liệu phù hợp. Chọn đúng sản phẩm thích hợp
Thị trường vật liệu chống thấm hiện có hàng chục sản phẩm ngoại nhập như: Rockmax, Sika, Penetron, Radcon 07, …Sản phẩm chống thấm trong nước  Latex, latex th, chưa kể đến hàng chục thương hiệu chống thấm nổi tiếng của Rockmax, sika , basf, ... Giữa rừng sản phẩm chống thấm như vậy, người tiêu dùng nên chọn lựa như thế nào để có được sản phẩm phù hợp?
Có 3 dạng sản phẩm chống thấm bề mặt, dạng trộn vào bê tông hoặc vữa và dạng thẩm thấu. Các dạng trên lại được chia thành 2 nhóm gồm: sản phẩm chống thấm có gốc hữu cơ và vô cơ.
Thi công vật liệu chống thấm chia làm 3 loại chính:
1.Loại màng lỏng đàn hồi :
Thông thường là loại vật liệu 1 thành phần dạng lỏng, và đặc, Thi công bằng chổi hay bình phun, Quét từ 2 đến 3 lớp lên kết cấu cần chống thấm, khi khô tạo thành 1 lớp phủ bền, đàn hồi và linh hoạt, các sản phẩm thông dụng trên thị trường là Sikaproof membranne, Rockmax Roofgard...
2.Loại chống thấm 2 thành phần :
Gồm thành phần A là chất lỏng màu trắng (Có chứa Latex để tăng độ đàn hồi và dẻo) và thành phần B dạng bột màu xám, được chế tạo theo bộ.Khi thi công chỉ cần trộn đều và quét từ 2 – 3 lớp lên bề mặt cần chống thấm.
Thi công bằng chổi hay bình phun, kết dính tốt với các bề mặt đặc chắc, các loại thông dụng là Sika Topseal 107, Rockmax Proof H2...
3.Loại chống thấm dạng tinh thể thẩm thấu :
Được chế tạo dưới dạng hợp chất dạng bột khô, các chất trong vật liệu có ái lực với nước  hình thành các tinh thể di chuyển xuyên qua các lỗ và mạch mao dẫn trong bê tông, chúng bịt kín cho bê tông khỏi sự xâm nhập của nước, hóa chất và chất thải có hại khác , các hoạt chất thấm vào bê tông phản ứng với vôi và nước ẩm tạo thành lớp màng dưới bề mặt, bịt kín bê tông một cách hiệu quả. các loại thông dụng trên thi trường là Rockmax Crystalseal...
4.Loại chống thấm đa dụng :
Là phụ gia dạng lỏng được trộn với xi măng hoặc vữa nhằm tăng tính chống thấm, gia tăng tính kết dính và độ bền của kết cấu. Các loại thông dụng trên thi trường là Sika latex, Rockmax Latex...
5.Tấm trải chống thấm :
Là sản phẩm chống thấm dạng tấm mỏng.Có 2 loại là màng tự dính dày 1,5 mm hoặc màng mặt cát, mặt đá dày từ 2 – 5 mm.Thi công bằng cách quét 1 lớp Primer lên bề mặt kết cấu, sau đó khò nóng chảy lớp Bitum mặt dưới cùa màng và ép chặt xuống bề mặt cần chống thấm. các loại thông dụng trên thi trường là  Rockmax Maxshiled 150W, Rockmax Maxshiled 300S,400S….
6.Băng cản nước :
Được chế tạo từ PVC chịu nhiệt đàn hồi  rộng từ 15 cm đến 32 cm, Sản phẩm được thiết kế để chặn nước thấm qua khe co giãn, mạch ngừng bê tông, các loại thông dụng trên thi trường là Sika Water bar, Rockmax PVC...
7.Cao su trương nở :
Được chế tạo từ cao su đàn hồi hoặc Bentonite, có thể hút nước, dùng để trám khe bê tông hoặc quấn cổ ống nhựa , khi gặp nước có thể trương nở đến 300% và bịt kín nước không cho xâm nhập vào kết cấu. Các sản phẩm thông dụng trên thị trường là Rockmax swelling 101...




NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHẤP CHỐNG THẤM:



Hiện tượng thấm ảnh hưởng lớn tới chất lượng công trình, tiêu hao nguồn nước (rò rỉ bể chứa), làm mất vệ sinh, ảnh hưởng thẩm mỹ… gây tâm lý rất khó chịu cho người sử dụng. chống thấm bao giờ cũng là vấn đề phức tạp và nan giải. Tuy nhiên, nếu nắm rõ được các nguyên lý và vị trí dễ bị thấm, có giải pháp kiến trúc và quy trình kỹ thuật hợp lý, thì chống thấm không quá khó.

Việc chống thấm về cơ bản là ngăn nguồn nước thẩm thấu - cũng có nghĩa là hạn chế các vết nứt trên bề mặt. Do đó ở một vài giải pháp chống thấm có liên quan đến chống nóng.

Việt Nam có khí hậu thuộc loại hình nhiệt đới gió mùa nên nóng ẩm. Và các yếu tố khí hậu như độ ẩm, nhiệt độ không khí, gió, bức xạ mặt trời, lượng mưa… tác động trực tiếp lên công trình, gây ra những loại hư hỏng khác nhau như nứt kết cấu, thấm nước, rêu mốc mặt ngoài… gọi chung đó là “bệnh nhiệt đới”

Chi tiết chống thấm

Hầu hết các công trình xây dựng, giai đoạn 10 năm cuối thế kỷ trước đều đã bị thấm.Do vậy, trên cả nước các công trình xây dựng hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, quốc phòng, nhà ở dân dụngcó kết cấu là bê tong, cốt thép đều đã phải được tăng vốn đầu tư để thực hiện việc chống thấm. Phải có khoản chi phí cho chống thấmvì khi đã bị thấm sẽ để lại hậu quả với tổn phí cao gấp nhiều lần chống thấm ban đầu”. Và chi phí ban đầu này chỉ chiếm 1 – 2% trên tổng trị giá công trình.

Nguyên nhân gây thấm

Về lý thuyết, các loại vật liệu thông thường đều có những mao quản (khoảng cách giữa các hạt) có đường kính khoảng từ 20 - 40 micromet (1micromet=1/1.000 milimet). Khi bề mặt vật liệu này tiếp xúc với nước, nước sẽ xâm nhập qua các khe hở ở bề mặt, thẩm thấu theo các mao quản vào bên trong (mao dẫn) gây ra hiện tượng thấm. Việt Nam là đất nước ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ chênh lệch lớn, có những vùng khí hậu tương đối khắc nghiệt. Tất cả các điều kiện khí hậu và thời tiết không thuận lợi gây nên những hiện tượng co ngót, giãn nở, làm nứt và phá huỷ bề mặt cũng như cấu trúc vật liệu, tạo điều kiện cho nước xâm nhập.

Vì bản chất của bê tông có tính đàn hồi, co giãn nên phải được thi công, đầm dùi đúng kỹ thuật để trong kết cấu bê tong đặc chắc không có mao mạch, những khoảng rỗng. Cốt liệu cấu thành bê tông phải đúng quy chuẩn, số lượng; không thể “rút bớt”. Nếu thực hiện không đúng hai yếu tố vừa nêu thì đó sẽ là một trong những nguyên nhân có thể gây thấm. Khi đó, kết cấu bê tông có thể sẽ bị nứt và lưu ý rằng, hạng mục chống thấmchỉ bảo vệ kết cấu hay chỉ trám bít chỗ nứt nhỏ từ 1 li trở lại chứ không hàn gắn đường nứt lớn hơn cũng như tham gia vào kết cấu công trình. Nhất là công trình bị lún sụt, kết cấu nền móng yếu, sai quy chuẩn sẽ gây nứt và thấm. Đặc biệt, nền và tường tầng hầm rất dễ bị thấm do tiếp xúc trực tiếp với đất; khi bị thấm, nước sẽ làm mục thép,bê tông và dẫn đến huỷ hoại.

Thông thường bị thấm ở các mạch ngừng như giữa sàn với sàn – đúc sàn ở hai thời điểm khác nhau. Tại đó, độ liên kết có phần “lỏng lẻo”; hoặc mạch ngừng giữa sàn với chân tường; hoặc thấm ở các khe lún – các khoảng hở giữa hai công trình như nhà liên kế. Và, tại những điểm tiếp giáp giữa ống kỹ thuật đi xuyên đà, xuyên sàn – cần có những cách thức thi công riêng biệt để bít kín bê tông với ống nhựa. Việc thay đổi thiết kế, sửa chữa – phải đập, đục cũng là nguyên do dễ gây thấm, nếu không xử lý đúng cách.
Có hai dạng cấu trúc công trình có thể sẽ bị thấm là cấu trúc ngầm và cấu trúc nổi. Ngầm như tầng hầm; cấu trúc nổi như tường ngoài, nhà vệ sinh, phòng tắm, ban công, bồn hoa, sênô (máng xối), hồ nước, hồ bơi, hệ thống mái... Tựu trung, những nơi tiếp xúc trực tiếp môi trường tự nhiên, thường phải đối mặt với nắng mưa thì dễ gây thấm, nhất là xứ nhiệt đới.
Những phần công trình dễ bị thấm
Những phần công trình chịu tác động của tự nhiên (nước mưa, nước ngầm), và phần công trình liên quan tới trữ, sử dụng nước. Về mặt kiến trúc có thể phân loại như sau:
- Các phần bị thấm bởi nuớc ngầm: tầng hầm chìm trong đất, móng, chân tường…
- Các phần bị thấm bởi nước mưa: tường, mái, sàn ban công, lô gia…
- Các phần bị thấm bởi nước sử dụng (cả cấp và thoát): sàn, tường, hộp kỹ thuật… các khu vệ sinh và khu vực liên quan.
- Các khu vực liên quan tới bể chứa: bể phốt, bể nước (ngầm, nổi), bể bơi…
Các vị trí xung yếu cụ thể
Ở trên đã nói, nước thấm qua các kẽ hở trên bề mặt và cấu trúc vật liệu, nhưng điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào đặc tính vật liệu mà chúng ta sử dụng. Ở đây chúng tôi muốn đề cập tới một vấn đề khác - cụ thể hơn, thường xảy ra trong quá trình xây dựng, và sử dụng công trình: đó là các vị trí xung yếu, hay xảy ra vết nứt, khe, lỗ… tạo điều kiện thẩm thấu dẫn đến hiện tượng thấm. Đó là:
- Vị trí mạch ngừng khi đỗ bê tông
- Vị trí tiếp giáp giữa khối xây (tường gạch) và kết cấu bê tông
- Vị trí tiếp giáp giữa khối xây trước - sau, khối xây cũ - mới (truờng hợp cải tạo)
- Vị trí tiếp giáp giữa hai khối công trình xây sát nhau
- Vị trí tiếp giáp trên bề mặt có sử dụng các loại khác nhau
- Chân các kết cấu, thiết bị chôn hay lắp ráp vào tường (hoa sắt, nan chắn nắng, dây chống sét…)
- Chân các vị trí liên kết định vị tấm mái nhẹ (bu lông, vít)
- Miệng phễu thu thoát nước (ở sàn vệ sinh, sàn ban công, lô gia, sân thượng, mái…)
- Khu vực gần sê nô, máng tràn
- Vị trí đấu nối các ống cấp thoát nước.
Giải pháp chống thấm
Giải pháp kiến trúc
Giải pháp kiến trúc, sử dụng vật liệu hợp lý là những yếu tố quan trọng hàng đầu. Việc chống thấm về cơ bản là ngăn nguồn nước thẩm thấu - cũng có nghĩa là hạn chế các vết nứt trên bề mặt. Do đó ở một vài giải pháp chống thấm có liên quan đến chống nóng.
- Nghiên cứu kỹ địa chất công trình, các yếu tố thuỷ văn liên quan để có giải pháp chống thấmtốt cho móng, tầng hầm, chân tường.
- Thiết kế mái phù hợp kiến trúc và khí hậu địa phương, đảm bảo hướng phân thuỷ và độ dốc thoát nước mưa, tránh tạo ra những khu vực dễ bị đọng nước. Với công trình mái bằng, phải đảm bảo độ dốc tối thiểu là 3%.
- Tổ chức mặt bằng, phân khu chức năng liên quan tới nước (vệ sinh) khoa học để tránh hệ thống cấp - thoát nước đi vòng, đi xa dễ gây hiện tượng thấm và khó khăn khi sửa chữa.
- Đánh dốc đủ (2 - 3%) và đúng hướng cho các sàn vệ sinh, các sàn chịu nước như sân thượng, ban công, lô gia. Thiết kế trí ga thu hợp lý.
- Bảo vệ kết cấu mái cố định (mái bê tông), tránh tác động trực tiếp của mưa nắng bằng các giải pháp như: lợp/dán ngói (với mái dốc), kê tấm đan, phủ mái tôn, tấm bao che nhẹ (với mái bằng). Việc được che phủ này giúp mái bê tông tránh được sự co ngót, dễ xuất hiện vết nứt. Thiết kế vườn, mặt nước trên mái hay sân thượng là một giải pháp tốt bảo vệ cho cho kết cấu mái phía dưới nhưng cũng là con dao hai lưỡi nếu không xử lý tốt.
- Bảo vệ kết cấu bao che (tường) - đặc biệt là tường hướng đông - tây chịu nắng nhiều dễ bị nứt bằng cách dùng hệ kết cấu chắn nắng, cây xanh…, sử dụng vật liệubề mặt hợp lý. Không nên xây tường mỏng dễ bị nứt, sử dụng đúng loại gạch cho các khối xây.
- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật khi thi công: sử dụng đúng mác bê tông, mác vữa; dỡ cốp pha khi bê tông đủ tuổi (tránh gây võng, nứt, biến dạng kết cấu); ngâm nước xi măng theo quy phạm với sàn bê tông. Những nơi sử dụng phụ gia chống thấmphải thực hiện theo quy cách và tỷ lệ của nhà sản xuất.Tuy nhiên giải pháp ngâm nước xi măng cũng có nhược điểm: đã có công trình của người nước ngoài đầu tư ở đường Nguyễn Văn Trỗi, Tân Bình xử lý như sau: đúc sàn dày 15cm và sử dụng bê tông mác 300, thuộc dạng bê tông "cao cấp". Nhưng hậu quả là các sàn liên tục bị nứt, có chỗ nứt ngay khi chưa tháo cây chống. Sàn bê tông đúc dày, mác cao chưa hẳn đã tốt trong trường hợp này. Dưới tác dụng của thời tiết gay gắt, các kết cấu kết chặt và dày đặc sẽ dễ bị co giãn mạnh, "đùn đẩy", gây nứt.Do đó bê tông mác càng cao, nguy cơ nứt càng nhiều nếu không có cách bảo vệ đúng mức. Sàn mái trên cùng về kỹ thuật thì chỉ cần đúc dày 10cm, mác 200 là đủ và thực hiện đúng kỹ thuật quy định. Giải pháp ở đây là cần sử dụng nước có mặt thường xuyên trên mái bằng để bão hòa nhiệt độ cho sàn mái, tránh sự co ngót các cốt liệu và làm cho ngôi nhà luôn mát.Sau khi đổ bê tôngmái bằng xong khoảng 2 giờ, phải ngâm nước bảo dưỡng cả sàn đến hàng tháng. Trong thời gian này, cần kiểm tra để chắc chắn không còn vết thấm bên dưới thì được. Nếu có thì đục sàn đổ bê tông lại hoặc đổ thành ụ bên trên. Cần phủ chỗ bị thấm và thử nghiệm, kiểm tra lại bằng nước. Sau đó tháo nước, cạo vét sạch các chất bẩn, chất lắng cặn như bùn đất, bụi. Bước kế tiếp, tô hồ có pha phụ gia chống thấm càng tốt. Tuy nhiên, thực tế đã có công trình thi công từ khi chưa có phụ gia chống thấm, đến nay sàn vẫn không bị thấm do thực hiện đúng quy trình quy chuẩn ngâm nước bảo dưỡng sau khi đổ bê tông khi đúc sàn. Trên mái bằng, có thể tạo thành các khu vực chức năng như vườn cảnh trồng cây cỏ, rau sạch dùng riêng cho gia đình... hay chỗ phơi áo quần, giặt giũ. Ở vị trí trồng cây, cỏ thì đổ đất trực tiếp lên sàn và trồng thẳng vào đất, không qua chậu kiểng. Nước tưới tiêu cho cây cỏ sẽ luôn duy trì độ ẩm ướt cho sàn bên dưới. Ở khu vực phơi giặt hay nơi đặt bàn ngắm cảnh hoặc làm chỗ thể dục... có thể tạo sàn mái hai lớp bằng cách kê gạch cao khoảng 20 - 30cm từ sàn chính rồi gác đan đúc sẵn lên. Có thể lát gạch bình thường trên đan. Khoảng trống giữa hai lớp sàn này chứa nước thường xuyên để bão hòa nhiệt độ cho sàn mái chính không bị co ngót, gây biến dạng. Nước chứa trong đó, có thể lấy nước thải từ giặt giũ dẫn vào. Lưu ý, cần có ống thoát khi nước qua mức đã phân định (khoảng 10cm nước). Khi đó nước sẽ thoát xuống hầm tầng trệt.
- Lưu ý và xử lý triệt để các vị trí xung yếu.
Giải pháp hoá - vật liệu
Khi xảy ra hiện tượng thấm có thể chưa nhận biết ngay, và khi nhận biết cũng không dễ dàng tìm được nguyên nhân và vị trí cụ thể xảy ra vấn đề. Nước mao dẫn trong lòng vật liệu và các kết cấu, có thể đi rất xa mới xuất hiện trên bề mặt. Nhận biết đúng nguyên nhân và vị trí là yếu tố quan trọng hàng đầu, sau đó mới là chọn giải pháp thích hợp. Tuy nhiên việc chống thấmvề cơ bản phải thực hiện ngay từ khi thi côngcông trình, tại các vị trí cần chống thấm.
Một điều cần lưu ý là phần lớn nguyên nhân thấm xuất phát từ sự rò rỉ đường ống cấp thoát - đặc biệt là thấm trong công trình. Vì vậy việc xử lý tận gốc nguyên nhân chính là vấn đề chứ không phải xử lý cho các khu vực tường bị thấm. Trong trường hợp chắc chắn không phải do hở đường ống (thấm sàn vệ sinh, thấm từ bể, thấm tường…) thì tuỳ từng trường hợp mà sử dụng các phương pháp và chất chống thấm phù hợp.
Các loại phụ gia chất chống thấm hiện nay có rất nhiều, nhưng có thể chia cơ bản thành hai nhóm chính sau đây:
- Chất chống thấm vô cơ: thường có nguồn gốc từ silicat. Nguyên lý hoạt động là dung dịch chống thấmsẽ thấm sâu, tương tác với khối bê tông, trám vào các lỗ rỗng, mao mạch trong khối bê tông để ngăn nước.
- Chất chống thấm hữu cơ: thường có nguồn gốc từ bitum và polymer. Nguyên lý hoạt động là dung dịch là được phủ lên bề mặt, khi khô tạo thành lớp màng trên bề mặt cần chống thấm. Lớp màng này cho phép co giãn ở mức độ nhất định. Tuy nhiên màng chống thấmnày sẽ bị lão hoá theo thời gian.
Các loại sản phẩm chống thấm
Thị trường có hàng trăm thương hiệu sản phẩm chống thấmkhác nhau với nhiều xuất xứ: Anh, Pháp, Mỹ… và các nước trong khu vực. Nhưng hệ thống công nghệ và vật liệu có khả năng ứng dụng thành công thực sự việc chống thấmphù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam không nhiều lắm. Hầu hết các nhà chuyên môn lâu năm trong lĩnh vực chống thấmđều xác nhận rằng: có đến 90% nguyên do bị thấm là do chọn lựa công nghệ và sản phẩm không phù hợp, dù đã chống thấmngay từ ban đầu. Chỉ có 10% là tỷ lệ do giải pháp và chất lượng thi côngkhông thích hợp và yếu kém.
Chủ động và không quá phụ thuộc vào công nghệ
Có 1 trường hợp đơn giản là phễu thu của phần mái bị rác, lá rụng làm tắc, và nước không thoát được. Mái nhà, không phải lòng cái bể nước nên dù chống thấm từ khi xây nhưng bị ngâm mấy ngày thế này, rủi ro vẫn xảy ra. Rõ ràng, việc luôn kiểm tra, duy tu bảo dưỡng công trình là một điều rất quan trọng. Nhiều hậu quả xuất phát từ việc sử dụng, vận hành công trình không đúng cách hay sự thờ ơ của chính chúng ta. Có thể sự việc ban đầu nếu phát hiện sớm, xử lý vô cùng đơn giản; nhưng nếu để lâu lại thành vấn đề phức tạp. Việc chống thấm cũng vậy, cần phải chủ động. chống thấmphải tiến hành từ đầu trong quá trình thiết kế và thi công. Trong quá trình sử dụng công trình cũng luôn phải lưu ý. Sử dụng nước cấp đúng cách, tạo mọi điều kiện tốt nhất để thoát nước, để bảo vệ bề mặt kết cấu tránh bị phá hoại… là những việc luôn phải kiểm soát và thực hiện, chứ không phải chờ đến khi bị thấm mới đi tìm các loại hoá chất và phụ gia chống thấm. Thuốc dẫu tốt nhưng không đúng bệnh hoặc quá muộn đều không có nhiều tác dụng. Đó là điều mà thực tế đã minh chứng.
Chống thấm- đúng là vấn đề nan giải. Nhưng nó cũng không quá khó nếu ta biết phối hợp đồng bộ các giải pháp và thực hiện đúng các nguyên tắc, quy trình kỹ thuật. Và luôn nhớ rằng: phải luôn luôn chủ động chống thấm; các loạivật liệu chống thấm chỉ mang tính hỗ trợ chứ không phải phép màu.

Biện pháp thi công - Chống thấm thẩm thấu tầng hầm, hố thang máy .... bằng Rockmax Crystalseal:
BIỆN PHÁP THI CÔNG CHỐNG THẤM
                               
Hạng mục thi công chống thấm : Chống thấm sàn mái, sàn vệ sinh, cổ ống, bể phốt...
I. Biện pháp thi công
A. Nhận mặt bằng từ đơn vị cấp thoát nước.
1 -  Ngay khi có mặt bằng từ lỗ thi công mở để chờ hoặc khoan rút lõi của đơn  vị thi công điện nước. Nhà thầu sẽ thi công đục nhám cổ ống 2-3 cm trước khi đơn vị điện nước định vị cổ ống.
2 -  Nhận mặt bằng bàn giao của BQLDA khi đơn vị điện nước  thi công xong phần ghép côpha cổ ống và đổ lớp vữa rót 5cm ( Vữa do đơn vị chống thấm cung cấp). Mặt bằng khi ban giao cho bên B đảm bảo vệ sinh sạch phần thô
B. Thi công chống thấm cổ ống
1 -  Kiểm tra khoảng cách giữa ống và bê tông đảm bảo khoảng cách từ ống đến thành bê tông > 1,5cm.
2 -  Vệ sinh tinh quanh cổ ống.
3 -  Quét kết nối bằng ROCKMAX LATEX.
4 - Thi công gioăng trương nở quanh cổ ống để ngăn chặn nước rò rỉ ra.
5 - Thi công lớp vữa không co tính năng chống thấm, chống ăn mòn cao Rockmax GP -của Rockmax xung quanh lấp đầy cổ ống.

C. Thi công chống thấm sàn và tường bằng Rockmax Crystalseal
1. Vệ sinh tinh bề mặt bê tông sàn ( các mụn vữa thừa và các tạp chất bám bẩn trên bề mặt bê tông sàn )
2. Trát một lớp vữa mỏng khoảng 5mm tạo phẳng quanh chân tường cao 20 cm
Vữa xi măng mác 75#.
3. Trát vét quanh chân tường, phần tiếp giáp bê tông sàn và tường gạch.
4. Quét/Phun lớp chống thấm Rockmax Crystalseal  lên bề mặt tường và sàn. Lớp1(lớp lót): 1 - 1,5 kg/m2(cho độ dày 0,5-0,75 mm).
5. Khi quét xong lớp 01 Rockmax Crystalseal   thì dán lưới thủy tinh rộng 10cm 4 xung quanh góc chân tường
6. Quét/Phun lớp chống thấm Rockmax Crystalseal  bề mặt tường và sàn. Lớp 2 (lớp phủ): 2-2,5 kg/ m2(cho độ dày 1.1mm sau khi khô). Lớp 2 cách lớp 1 khoảng 3-4 giờ.( Quét/Phun lớp thứ 2 vuông góc với lớp thứ nhất ).
 7. Vật liệu càng lâu khô thì sẽ đảm bảo được chất lượng càng đều và khả năng chống thấm càng tốt. Do vậy, Rockmax Crystalseal phải được bảo vệ để tránh khô nhanh do gió mạnh hoặc thời tiết nóng bằng các phủ nilông, bao tải ướt hoặc phun nước liên tục.

D. Ngâm nước kiểm tra cổ ống, sàn, chân tường. Nghiệm thu bàn giao
1. Sau khi lớp chống thấm lớp 2 khô cứng tiến hành ngâm thử nước kiểm tra trong 24giờ ( báo TVGS khi bắt đầu ngâm thử nước )
2. Sau khi đã khiểm tra nội bộ không thấm, báo TVGS nghiệm thu để bàn giao cho đơn vị thi công khác.
3. Nếu có sự cố nhà thầu phải bố trí khắc phục ngay để đảm bảo tiến độ.
II. Biện pháp an toàn lao động
1. Công nhân trong công trường phải được trang bị đầy đủ mũ bảo hộ lao động, giầy lao động.
2. An toàn trong quá trình thi công. Đối với việc sử dụng điện phải đảm bảo an toàn theo đúng yêu cầu công trường và yêu cầu BQL dự án
3. Trong quá trình thi công nhà thầu chủ động che chắn, bảo vệ sản phẩm trước khi bàn giao

CHỐNG THẤM BỂ NƯỚC UỐNG:

Chống  thấm bể nước uống luôn là điều lo ngại của mỗi người dân chúng ta, và giải pháp chống thấm an toàn, bảo vệ cho sức khỏe luôn được lựa chọn lên hàng đầu.
Chống thấm bể nước uống an toàn bằng Rockmax Crystalseal – Rockmax (Thailand) chất lượng cao an toàn cho người sử dụng.
Bề mặt:
Sàn bê tông cốt thép
Bơm Rockmax PUseal hoặc grout xử lý ống xuyên sàn
Lớp chống  thấm Crystalseal thứ nhất
Lớp chống  thấm Crystalseal thứ hai
Lớp vữa phẳng và hoàn thiện tạo dốc
Chống thấm thuận:
I. Yêu cầu bề mặt bê tông trước khi bàn giao cho công tác chống thấm:

- Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật: ván khuôn, gỗ, sắt thép, xà bần, nước đọng…
- Các khuyết tật của bê tông như hốc bọng, lỗ rỗ… không nên tô trét vữa ximăng che phủ trước khi thi công xử lý chống thấm.
- Không nên dùng nước trộn ximăng bột để ngâm hay quét hồ dầu ximăng bảo dưỡng bê tông các hạng mục trước khi thi công xử lý chống thấm.
- Đục và dùng máy cắt hay gió đá cắt các râu thép dư trên sàn bê tông cho sâu tối thiểu 2cm so với mặt bê tông.
- Các đường ống cấp thoát nước xuyên bê tông hay hộp kỹ thuật nên được định vị và lắp đặt hoàn tất bằng trám vữa hay bê tông tối thiểu ½ bề dày bê tông. Các hộp kỹ thuật trong các khu vệ sinh (nếu có) và tường bao nên được xây và tô trát vữa ximăng cao tối thiểu 30 cm để gia cố chống thấm đồng bộ với sàn bê tông.
II. Quy trình thi công chống thấm:
Công tác chuẩn bị bề mặt chống thấm

- Băm, đục sạch các lớp hồ vữa ximăng, bê tông dư thừa cho trơ ra bề mặt bê tông kết cấu bằng các dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn…
- Trên bề mặt bê tông kết cấu, kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt dài lớn hay xuyên sàn (nếu có) theo rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm. Băm đục gỡ sạch các dăm gỗ, giấy, tạp chất còn sót trên mặt bê tông, đặc biệt tại các góc chân ke tường bao với sàn bê tông.
- Các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc.
- Quanh miệng các lỗ ống thoát nước xuyên sàn bê tông (nếu đã được định vị ngay trong quá trình đổ bê tông, nhưng chưa lắp đặt sản phẩm dừng nước), đục rãnh rộng 2-3cm, sâu 3cm để có thể tiếp nhận nhiều chất chống thấm, lắp đặt sản phẩm dừng nước thanh trương nở (Thanh thủy trương: Rockmax Swelling 101) và gia cố bằng vữa đổ vữa không co ngót Rockmax GP
- Dùng búa băm có lưỡi thép mỏng và sắc để kiểm tra và băm sạch hết các hóa chất, sơn, tạp chất, hồ vữa ximăng dư thừa thấm sâu hay bám dính trên bề mặt bê tông kết cấu cần xử lý chống thấm.
- Đối với gờ hông đà bê tông hay gờ chân tường bao quanh sàn ban công, sàn mái, mái đón tiền sảnh  (cao 20-30cm) sẽ được băm sạch các tạp chất, bụi bẩn để xử lý gia cố chống thấm đồng bộ với sàn bê tông. Trường hợp các sàn bê tông là sàn lệch (khu WC, sênô), thì ngoài phần gờ hông bê tông giật cấp, phần gờ hông chân tường bao xây gạch tô vữa ngay bên trên sẽ được xử lý gia cố chống thấm cao thêm tối thiểu 20cm nữa (để tránh nước thấm loang chân tường sử dụng thực tế sau này). 
- Mài toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng máy mài có lắp chổi cước sắt để làm bung tróc hết các tạp chất, bụi bẩn còn sót để có bề mặt sạch, chắc chắn cho việc thẩm thấu dung dịch chống thấm tốt. Dọn vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng chổi, cọ quét hay máy thổi cầm tay.
- Để phơi mặt bê tông khô tự nhiên hoặc làm khô những khu vực còn ẩm ướt trên bề mặt bằng máy thổi cầm tay.
Quy trình thi công chống thấm:
- Xử lý gia cố chống thấm cho các lỗ rỗng, hốc bọng, đường nứt, hốc râu thép… trên sàn bê tông bằng hồ dầu và vữa đổ bù không co ngót.
- Xử lý quấn thanh cao su trương nở (Thanh thủy trương) tại các khe co giãn, cổ ống xuyên sàn sau đó đổ bù vữa không co ngót.
- Trường hợp sàn lệch và ống thoát vệ sinh được bố trí đi trên mặt sàn xuyên vách tường vào hộp kỹ thuật, thì các ống này sẽ được quấn thanh cao su trương nở (Thanh thủy trương) quanh ống vị trí gần xát vách hộp kỹ thuật, và được đổ bê tông đá mi ốp chặt vào quanh các vách hộp kỹ thuật (dày khoàng 10cm và cao lên bằng gờ đà bê tông quanh sàn). - Sau khi bê tông đá mi khô cứng, tháo ván khuôn ta tiến hành khò, dán, quét hoặc phun
1. Chống thấm bằng màng khò nóng hoạc màng dán lạnh:
Bước 1: Quét lớp tạo dính.
Dùng lu sơn để thi công trên bề mặt bằng rộng. Lớp tạo dính được dàn mỏng và đều, phải bao phủ kín bề mặt bê tông (Chỉ thi công diện tích lớp tạo dính lót cho diện tích thi công có thể làm trong ngày).
Sau khi lớp tạo dính lót khô (cảm nhận bằng cách sờ lên bề mặt không dính tay) tiến hành dán màng chống thấm.
Bước 2: Dán màng chống thấm Bitum .
- Kiểm tra toàn bộ lớp màng trước khi dán. Bảo đảm bề mặt dán hoạc khò phải được úp xuống dưới.
- Đặt các cuộn vào vị trí cần chống thấm và trải ra để chuẩn bị dán và chuẩn bị các dụng cụ đèn khò thổi lên các tấm trải.
- Sau đó cuốn ngược lại nhưng không được làm thay đổi các hướng đã định, rồi từ từ trải ra và bắt đầu làm nóng bề mặt bằng đèn khò dùng gas (Hoặc dán như bình thường với mạng dán nguội – Màng tự dính). Dụng cụ này sẽ làm bề mặt tan chảy và làm lớp màng nhầy dính vào bề mặt đã được tạo dính lót.
-Tổ chức thi công từ vị trí thấp nhất và đi về hướng cao dần (nếu bề mặt có độ dốc).
- Lướt ngọn lửa qua lại và đều đặn vào bề mặt khò dính bên dưới màng. Đồng thời đốt nóng phần diện tích bề mặt thi công, dán phần màng đã khò vào khu vực này. Cần thao tác nhanh các bước để đạt hiệu quả cao. Chú ý phân bố nguồn nhiệt đồng đều.
- Tác dụng lực cơ học (sử dụng con lăn gỗ hoặc ấn mạnh lực chân) ép phần màng ở khu vực đã khò để tạo một bề mặt phẳng khi hoàn thiện và tránh hiện tượng nhốt bọt khí.
Bước 3: Những điểm cần chú ý:
- Tại vị trí chồng mí. Dùng đèn đốt nóng chảy mép màng, dùng bay thi công miết mạnh để làm kín phần tiếp giáp.
- Các vị trí yếu phải gia cố: Thao tác này kéo dài chất lượng bám dính và tuổi thọ màng. Vì vậy chú trọng gia cố các điểm yếu như: góc tường, khe co giãn, cổ ống.
- Nếu có hiện tượng bong bóng khí xuất hiện làm phồng rộp màng sau khi thi công, đâm thủng khu vực đó bằng vật sắc nhọn cho thoát hết khí sau đó dán đè tám khác lên với biên độ chồng mí là 50mm.
- Sau khi thi công hệ thống màng chống thấm, lập tức phải làm lớp bảo vệ, tránh làm rách, hỏng màng do lưu thông, vận chuyển dụng cụ, thiết bị, đặt thép.
- Thi công lớp bảo vệ trong thời gian sớm nhất có thể. Nếu để lâu, màng sẽ bị bong rộp khỏi bề mặt dán do sự co giãn dưới tác động thay đổi nhiệt độ.
Công tác ngâm nước kiểm tra
Toàn bộ các hạng mục khu vệ sinh, sênô, mái bằng, ban công, mái đón tiền sảnh, v.v… sau khi được xử lý chống thấm bằng sản phẩm chống thấm như: dung dịch chống thấm, vữa chống thấm, màng chống thấm... sẽ được quây lại và bơm nước ngâm tối thiểu 24 giờ để kiểm tra xác nhận kết quả xử lý chống thấm hoàn tất trước khi bàn giao cho công tác hoàn thiện.
2. Chống thấm bằng các sản phẩm gốc xi măng
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ thi công và bề mặt
- Dụng cụ thi công có thể là bàn chà, cọ bản rộng, bay hoặc máy phun vữa.
- Bề mặt bêtông nên có độ ẩm nhất định (nhưng không được đọng nước) trước khi thi công quyets.
Bước 2: Thi công
- Thi công hai lớp vuông góc nhau theo chiều từ trên xuống dưới, lớp thứ hai được quét sau khi lớp thứ nhất khô mặt (khoảng 2 - 24h, tùy nhiệt độ ngoài trời cũng như tùy loại sản phẩm dùng).
- Độ dày trung bình của mỗi lớp là 1mm. Liều lượng sử dụng cho mỗi lớp là 1 – 2kg (Tùy theo mức độ cần chông thấm và tùy theo quy định của từng loại sản phẩm cần dùng), do vậy liều lượng sử dụng hoàn thiện là 2 – 6 kg/m2 (Thi công 2 hoạc 3 lớp tùy loại cũng như theo yêu cầu thực tế).
- Nên chia lượng vật liệu trộn thành nhiều thùng nhỏ cho nhiều người thi công ứng dụng cùng một lúc.
Bước 3: Bảo dưỡng
- Thường các loại vật liệu chống thấm 2 thành phần là sản phẩm gốc xi măng nên cần có yêu cầu bảo dưỡng tốt để đảm bảo vật liệu được ninh kết hết và tạo được sự kết dính tốt với bề mặt cần chống thấm cũng như tạo được lớp màng đặc chắc.
- Sau khi hoàn thiện, bề mặt nên được bảo dưỡng ngay để tránh bị khô quá nhanh bằng cách phun nước liên tục, che phủ bằng nilông hoặc bao tải ướt.
- Nếu thi công cho hồ chứa nước thì chỉ nên xả nước vào hồ sau khi đã bảo dưỡng đầy đủ sản phẩm sau 3 ngày.
Bước 4: Những điểm cần lưu ý
- Không nên trộn vật liệu quá nhiều cùng một lúc để tránh việc thi công không kịp
- Khi cần sơn hoàn thiện bề mặt thì nên phủ thêm lớp vữa bảo vệ (ximăng+cát) lên bề mặt lớp chống thấm.
- Không nên trộn thêm nước vào vật liệu đã đông cứng.
- Không nên thi công vật liệu dưới ánh nắng mặt trời.
Chống thấm bể ngầm, bể bơi … tại các công trình dân dụng và công nghiệp.
Một số hạng mục như bể chứa nước ngầm, bể bơi … sau một thời gian đưa vào sử dụng có hiện tượng rỏ rỉ nước ra ngoài ( gây hao nước ) hoặc nước ở các mạch ngầm dưới đất ngấm ngược vào bên trong bể gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt đang sử dụng. Để xử lý hiện tượng này cần xác định đúng nguyên nhân để đưa ra phương án xử lý chống thấm thuận ( nước rò rỉ ra ngoài ) hay chống thấm ngược ( nước ngấm vào bên trong ) phù hợp với hiện trạng công trình.
I ) Vật liệu thi công:
a- Màng chống thấm nhiệt dạng khò: Rockmax Maxshield 300S, 400S là màng chống thấm được cấu tạo bởi hợp chất dẻo nhiệt, thành phần bitum cải tiến, gia cố với hệ thống sợi gia cường Polyester có tính đàn hồi rất cao và chịu được trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt.
b- Hỗn hợp chống thấm 2 thành phần Rockmax Proof H2 (Thái) hoặc Boscocem Slurry  ( Australia ). Sản phẩm gốc ximăng và polyme có các ưu điểm như bề mặt áp dụng sản phẩm này có thể dùng để ốp lát được, bảo vệ bêtông khỏi cacbonnát và các chất ô nhiễm, có khả năng bám dính vào bề mặt ướt, thích hợp khi thi công trong lòng bể chật chội, thiếu không khí và khó thao tác.
c- Keo chuyên dụng Rockmax PUseal xử lý các vết nứt.
II ) Phương pháp xử lý:
a) Chống thấm thuận
- Sau khi tháo hết nước chứa trong bể, kiểm tra và xác định nguyên nhân ngấm nước của bể.
- Nếu bể bỉ rò rỉ nước từ trong  bể ra ngoài cần xác định kỹ các vết nứt trên thành hoặc dưới đáy bể. Trường hợp này được xác định là phải chống thấm thuận, khi đó ta có 02 phương án xử lý như sau:
+ Xử lý các vết nứt bằng cách bơm keo chuyên dụng Rockmax PUseal và dán mành chịu lực. Việc xử lý như vậy nhằm gia cố ổn định lại kết cấu bề mặt của bể và ngăn không cho nước thấm qua các vết nứt ra ngoài.
+ Quét chống thấm toàn bộ bể bằng Hỗn hợp chống thấm 2 thành phần Rockmax Proof H2
b) Chống thấm ngược
 - Nếu bể bị ngấm nước từ bên ngoài vào phải xử lý bằng phương pháp chống thấm ngược như sau:
+ Dùng vật liệu chống thấm ngược chuyên dụng Rockmax Crystalseal hoặc keo trám bít đặc biệt để triệt tiêu tất cả những vị trí có hiện tượng nước ngấm từ ngoài vào.
+ Sau khi kiểm tra kỹ thuật toàn bộ bề mặt thấy không còn hiện tượng nước ngấm vào thì có thể tiến hành xử lý chống thấm toàn bộ bề mặt thành và đáy bể bằng các loại vật liệu khác như màng chống thấm dạng khò nhiệt, màng chống thấm tự dính, hỗn hợp 2 thành phần.
III ) Các loại vật liệu thi công
1 - Màng chống thấm dạng khò dán.

- Vệ sinh công nghiệp bằng máy toàn bộ bề mặt cần chống thấm.
- Bề mặt phải cứng, sạch, khô và không còn dính vữa yếu, dầu mỡ hoặc các tạp chất khác .
- Khò nóng bề mặt thi công và dùng đèn khò khò màng chống thấm nóng chảy bám chặt vào bề mặt sàn bêtông và chân tường bao quanh.
- Biên độ chồng mí giữa mỗi lần tiếp giáp là 50 mm.
2 - Hỗn hợp chống thấm 2 thành phần Rockmax Proof H2
+ Dùng máy vệ sinh công nghiệp toàn bộ bề mặt thành và đáy bể đảm bảo bề mặt không có vữa yếu và các tạp chất khác, tăng độ kết dính của vật liệu khi xử lý.
+ Do vật liệu đạt hiệu quả kết dính tốt trên bề mặt ẩm nên trước khi thi công cần phun ẩm bề mặt xử lý chống thấm.
+ Dùng chổi nhựa hay bàn chải to bản quét hỗn hợp Proof H2 đều trên bề mặt. Thi công 2 lớp cách nhau từ 2h đến 4h , quét lớp thứ hai theo chiều vuông góc với lớp thứ nhất. Vật liệu này thi công không đòi hỏi yêu cầu các thao tác quá phức tạp nhưng mang lại hiệu quả cao khi ngăn nước thẩm thẩu qua thành và đáy rất hiệu quả trong thời gian dài, an toàn đối với sức khỏe của người thi công và người sử dụng.
+ Do các công trình phải xử lý chống thấm ngược thường là các công trình có hạng mục ở ngầm dưới đất nên tiếp xúc trực tiếp với những mạch nước ngầm, áp suất mạnh nên sau khi xử lý chống thấm cần gia cố lại bề mặt bằng cách đổ bêtông lưới thép một lớp dầy khoảng từ 2 đến 3 cm . Lớp bêtông lưới thép này có tác dụng chịu được áp suất nước và bảo vệ lớp chống thấm .







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.